Tụng niệm Chú Đại Bi là một việc mang lại rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng luôn có những khó khăn, chướng ngại hoang mang cho một số Phật tử mới bắt đầu con đường tu tập. Thông thường khi tụng niệm hoặc hành thiền sẽ có xuất hiện một số hiện tượng lạ mà hầu hết ai cũng gặp phải dưới đây. Cùng Amuni tìm hiểu các hiện tượng này và cách khắc phục để thời gian tụng niệm của bạn là khoảng thời gian chất lượng nhất, mang đến cho Phật tử những lợi lạc khi trì tụng.

Hiện tượng hôn trầm trong tụng niệm Chú Đại Bi

Hôn trầm là trạng thái ngủ khi đang tụng niệm Chú Đại Bi hoặc thiền định, đặc điểm của hiện tượng này là sau khi tụng chú một lúc sẽ có hiện tượng cơ thể lắc lư và rơi vào trạng thái buồn ngủ. Lúc này ta bắt đầu thiếu sự tập trung, mất tỉnh giác, niệm rời rạc, yếu ớt và dần tạo ra khoảng trống cho sự ngủ xen vào, thậm chí còn ngủ gục khi đang tụng niệm hay tọa thiền. Hiện tượng hôn trầm là một hiện tượng rất phổ biến mà người mới bắt đầu thường gặp phải.

Nguyên nhân của hiện tượng hôn trầm này có thể đến từ cơ thể và tâm trí. Khi tâm và thân không được khỏe mạnh thì hiện tượng này sẽ xuất hiện và là chướng ngại tu tập.

Trên thân: do sức khỏe không tốt hay do lao động sinh kế khiến thân hao tổn nhiều sức lực, từ đó dẫn đến trạng thái mệt mỏi, uể oải, lười biếng, buồn ngủ hay ngủ gật khi tọa thiền.

Về tâm: do người hành giả mất tỉnh thức, thiếu đi sự tập trung vào chánh niệm khi trì chú hay tọa thiền nên khiến tâm niệm bị rời rạc, tâm lực thất tán, suy yếu dần rồi chìm vào hôn trầm mê ngủ. Tâm và thân là một nên đôi khi tâm cũng bị ảnh hưởng bởi thân như đã nói ở trên. Thân mang bệnh tật sẽ ảnh hưởng tới sự tinh tấn của tâm, khó tập trung, dễ rơi vào hôn trầm thụy miên.

Hôn trầm là một dạng tâm lý tiêu cực, nặng nề, làm chướng ngại tới sự tu tập của người hành giả cũng như trong sinh hoạt đời thường.

Chính vì vậy, trong thời gian đầu khi chưa thuần tâm, hành giả cần phải tinh tấn, nỗ lực và kiên nhẫn để rèn luyện và khắc phục không nên thối tâm và bỏ cuộc sớm. Chánh niệm là một trong những điều quan trọng mà hành giả cần luyện tâm, xây dựng sự tập trung vào tâm, tâm an định thì chướng ngại mới giảm thiểu dần. Tiếp tục rèn luyện, công phu ngày một đắc định thì các hiện tượng sẽ được chấm dứt.

Hiện tượng hôn trầm trong hành trình tu tập của hành giả nếu kéo dài lâu sẽ trở thành thiền bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thân tứ đại và là chướng ngại tu tiến. Hệ lụy của nó là thân mang bệnh do ngồi sai tư thế, còn tâm thì bị suy yếu, theo lối mòn khiến cho hành giả cứ tọa thiền trong phút chốc thì dù cố gắng thế nào cũng dễ rơi vào hôn trầm. Vì vậy, việc nhận biết và khắc phục chướng hôn trầm là điều cần thiết cho mỗi hành giả trên con đường thiền định.

Amunime (2)
hiện tượng hôn trầm trong tụng niệm Chú Đại Bi

Để khắc phục trạng thái hôn trầm khi tụng niệm Chú Đại Bi hoặc thiền định thì cần giữ gìn sức khỏe thật tốt. Có câu : “ Một khối óc minh mẫn cần một thân thể tráng kiện”, do đó, để tâm thân đều khỏe chúng ta cần kết hợp cả hai, tạo ra một cuộc sống quân bình, làm việc đủ sức, ăn ngủ đầy đủ, đặc biệt là giấc ngủ rất quan trọng. Ngoài ra, cũng cần tập thể dục để rèn luyện cơ thể.

Trước khi tụng niệm Chú Đại Bi hay thiền định thì bạn không nên ăn quá no, hay vừa tập luyện quá sức, quần áo cần mềm mại, thoáng mát, dễ chịu, không quá chật cũng không quá nới lỏng, chọn nơi thoáng mát để ngồi, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần lưu ý tư thế cần giữ lưng thẳng, thả lỏng các cơ bắp. thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là cần giữ được sự chú tâm vào câu chú, khi phát hiện có hiện tượng hôn trầm, hãy bắt đầu lại từ đầu.

Sâu khi bắt đầu lại, mà vẫn tiếp tục xuất hiện hôn trầm, người hành giả cần thay đổi tư thế, đi rửa mặt hoặc dậy hành thiền một lúc rồi quay về trì niệm tiếp. Sau nhiều nỗ lực mà hiện tượng này vẫn không chấm dứt thì bạn nên đi nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát để lấy lại sức khỏe và tinh thần, sau đó tiếp tục công pu sẽ cao hơn.

hôn trầm là một trong những hiện tượng hay gặp tổng trì niệm hoặc thiền định nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng khi bị cơn buồn ngủ ám ảnh. Khi ta trì tụng thần chú, xung quanh ta là các vị Thiên, Long, Hộ pháp sẽ luôn ở bên, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp ta đánh thức thoát khỏi trạng này .

Thông thường ta sẽ không còn có cảm giác buồn ngủ nữa hoặc không dám buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thấy hiện tượng này quay trở lại lần thứ hai thì bạn nên xả thiền và đi nghỉ ngơi, lúc này cơ thể bạn đang báo hiệu của sự mệt mỏi.

Hiện tượng trạo cử trong tâm

Ngược với trạng thái hôn trầm trệ chướng, trạo cử là trạng thái tâm dao động bất biến không ngừng, khiến cho hành giả rất khó tập trung , nhất niệm vào 1 đối tượng là chánh niệm trong trì chú, mà miên man với những vọng tưởng, tạp niệm đan xen từ đối tượng này đến đối tượng khác. Do tâm loạn nên ngăn trở công phu tiến vào Chánh định, chướng đạo giải thoát nên người hành giả phải hết sức tỉnh giác để nhận diện và đối trị lại trạo cử trong khi tụng niệm Chú Đại Bi và tọa thiền.

Ngay khi nhận diện ra hiện tượng này thì chúng ta không nên có cảm giác tức giận hay buồn chán, có ý định từ bỏ vì nghĩ rằng mình chẳng thể nào làm được như mọi người hoặc gắn mác cho mình là không phù hợp.

1900394_22_15081106
hiện tượng trạo cử trong tâm

Thực ra ai cũng như ai trong hoàn cảnh này, bình thường tâm ta cũng rất hay suy nghĩ lung tung như vậy rồi. Chính vì vậy, khi tụng niệm Chú Đại Bi chúng ta nên tỉnh thức và tập trung vào các câu chú thì theo thời gian sự tập trung được nâng cao chúng ta sẽ vượt qua khỏi cảm giác này. Với hành trình tu tập thì sự kiên nhẫn, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày ta sẽ dễ dàng làm chủ tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm được an trú và tịnh chủ hơn.

Để tránh hiện tượng này thì ngay cả khi đi, đứng, nằm , ngồi bạn đều phải thả lỏng, chú tâm đọc hay niệm chú đều đặn nguyên nhất, không chậm (hôn trầm) cũng không nhanh quá ( trạo cự), tâm niệm đến đâu tai nghe rõ ràng minh bạch đến đó, trí ghi nhận khắc sâu đến đó. Có như vậy, công phu tu tập mới được miên mật, tránh được trạo cự và tất cả các chướng ngại khác.

Tâm Nghi ngờ

Nghi ngờ là một trạng thái tâm đặt nhiều câu hỏi rối ren trong lúc trì tụng và thiền định. Đây cũng là một trong những hiện tượng thường gặp khi mới hành trì tu tập. Thường chúng ta sẽ có những câu hỏi như:” không biết mình làm đúng chưa? Mình có làm được không nhỉ? hay “ Cách này mình làm đúng chưa? “ nghi ngờ về mọi thứ mình đang làm đang tin tưởng. Đây là những chướng ngại đã xâm chiếm và làm lu mờ đi sự tri kiến thanh tịnh của chúng ta.

Nghi ngờ cũng được coi là một trong những trạng thái khác của trạo cự, vì vậy những câu hỏi những thắc mắc nên tìm cách giải quyết một cách rõ ràng và thấu đáo trước đó. Bạn có thể tìm hiểu về hành trình tu tập này của mình qua các tài liệu Phật giáo, tham vấn ý kiến từ các vị thầy, những người bạn đồng tu có kinh nghiệm để giải quyết những thắc mắc bản thân.

Sự nghi ngờ được ví như người bị lạc trong sa mạc, không có lối thoát, không biết nên đi đâu về đâu, không nhận ra các mốc điểm. Để giải phóng những nghi ngờ đó hãy tìm cho mình lời hướng dẫn rõ ràng, như một chiếc bản đồ để giúp bản thân thấy được các mốc vi tế trong vùng đất tâm thiền sâu kín.

Tán loạn trong tâm

Một hiện tượng nữa dễ gặp khi ta tụng niệm Chú Đại Bi đó là sự tán loạn. Đây là một trong những chướng ngại của việc tĩnh tâm độc thần chú vì thần trí của ta trở nên hoảng hốt không thể tập trung được.

Tuy nhiên, điều bạn cần nhớ chính là không cần quá lo lắng vì điều này sẽ hết khi bạn kiên nhẫn niệm thần chú này là một phương tiện hiểu quả giúp thân tâm bình an, giải phóng tâm thức khỏi những vọng động và âu lo của cuộc sống thường ngày, đưa ta bước vào hành trình thiền định một cách nhanh chóng.

Chúng ta cần có một niềm tin vững chắc vào uy lực của thần chú, thần chú sẽ giúp ta mau chóng tiến vào nấc thang thiền định kế tiếp, điều quan trọng nhất là kết quả đến nhanh hay muộn lại do duyên nghiệp của mỗi chúng ta. Trong kinh chú có nói Bồ Tát Quán Thế Âm khi nghe chú này một lần đã nhanh chóng cúng quả sơ địa lên bát đại, chúng ta nên hoàn toàn đặt niềm tin vào kết quả này.

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số hiện tượng sẽ gặp gây cản trở ta trên con đường hành trì tụng chú cũng như phương pháp giúp bạn có thể vượt qua những chướng ngại này. Hi vọng với bài viết này Amuni sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều trên con đường huân tập của bản thân!

Tranh-chu-dai-bi-600x600
Tham khảo Tranh treo chữ Chú Đại Bi để tụng niệm trong phòng
5/5 - (2 bình chọn)

Bài liên quan