Chiếc ấm tử sa không chỉ là một trà cụ mà nó còn là một tác phẩm nghệ thuật và giá trị của nó là tạo nên hương vị tuyệt vời nhất cho người thưởng trà. Ngày nay để đáp ứng cho nhu cầu của người sử dụng ấm trà được chế tác theo nhiều dung tích khác nhau với những mẫu hoa văn, trang trí cùng hình dáng vô cùng đa dạng, đẹp mắt.

Cách chọn ấm tử sa đúng chuẩn và phù hợp nhất cho nghệ thuật thưởng trà

Chọn ấm theo dung tích ấm

Am-tu-sa-3
Am-tu-sa-3
Đứng trước hàng trăm những chiếc ấm tử sa có đủ kích thước lớn nhỏ khác nhau bạn phải biết được nên chọn loại ấm nào là phù hợp với nhu cầu của mình. Theo gợi ý của chúng tôi cách chọn ấm tử sa dành cho các bạn đó là:

Nếu bạn thích thưởng thức trà theo kiểu “độc ẩm” thì nên dùng loại ấm tử sa độc ẩm nhỏ khoảng 80ml – 120ml là hợp lý nhất.

Nếu dùng cho 2 người “đối ẩm” thì dùng loại từ 120ml-160ml sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

Trường hợp hội trà đạo của bạn có khoảng từ 3 đến 6 người thì hãy chọn chiếc ấm tử sa có dung tích 175ml đến 225ml để có được những khoảng thời gian thưởng thức loại trà yêu thích với những người bạn hiền.

Cách chọn ấm tử sa theo hình dáng ấm để phù hợp với trà mình pha

Cách chọn ấm trà tử sa tiếp theo mà bất kì người yêu thích nghệ thuật trà đạo nào cũng cần phải biết đó là chọn ấm theo hình dáng. Nếu kể về các dáng ấm tử sa thì có tới 60 dáng ấm tử sa với đủ các hình dáng cho các bạn lựa chọn. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ quy tụ lại và phân ấm tử sa theo 2 hình dáng cơ bản là dáng cao và dáng thấp để tiện lợi cho việc lựa chọn.

 

Mỗi dáng ấm sẽ thích hợp với một số loại trà nhất định bởi hình dáng của ấm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lá trà nở ra và tạo nên hương vị của trà. Ngoài ra hiện nay nhiều loại ấm được chế tác để phục vụ cho nhu cầu trang trí và bạn phải nhớ rằng cần phân biệt rõ mục đích của mình. Ấm dùng để trang trí sẽ không thể tạo ra được hương vị và chất lượng trà hoàn hảo như loại ấm tử sa pha trà.

Trường hợp 1: Đối với dáng ấm thấp dưới 5 cm và nung ở nhiệt độ cao thường dùng để pha trà như:

  • Trà có hương gồm: Trà thiết quan âm, long tỉnh, đại hồng bào, kim tuấn mi, đơn tùng…
  • Trà búp gồm: Trà thái nguyên, bích loa xuân…

Trường hợp 2: Đối với dáng ấm thấp dưới 5 cm và nung ở nhiệt độ thấp thường dùng để pha trà như:

  • Trà đỏ và đen: Chánh sơn tiểu chủng, lục bảo trà, Hồ Nam phục chuyên trà, Tùng Hắc trà, ….

Trường hợp 3: Đối với dáng ấm trung cao từ 5cm => 8cm và nung ở nhiệt độ cao thường dùng pha trà như:

  • Trà có hương, bạch trà rời, cổ thụ
  • Trà đỏ giống lá lớn, Đông phương mỹ nhân, nhật nguyệt trà.
  • Trà vàng
  • Oloong lên men toàn phần
  • Trà xanh

Trường hợp 4: Đối với dáng ấm trung cao từ 5cm => 8cm và nung ở nhiệt độ thấp thường dùng pha trà như:

  • Trà phổ nhĩ sống
  • Phổ nhĩ rời
  • Trà oloong đỏ, oloong lên men toàn phần
  • Trà đỏ cổ thụ, lão tùng

Trường hợp 5: Đối với dáng ấm cao từ > 8cm và nung ở nhiệt độ cao thường dùng pha trà như:

  • Oloong núi cao, đại vũ lĩnh, lishan, alishan..
  • Bạch trà đóng bánh, bạch mẫu đơn, lão bạch trà

Trường hợp 6: Đối với dáng ấm cao từ > 8cm và nung ở nhiệt độ thấp thường dùng pha trà như:

  • Trà phổ nhĩ
  • Trà đen cổ thụ đóng bánh
  • Trà đỏ cổ thụ đóng bánh
  • Một số loại trà đóng bánh khác

Kỹ thuật chế tác ấm tử sa

Để tạo nên chiếc ấm tử sa khiến bao người say đắm là công sức và tâm huyết của những nghệ nhân với bàn tay tài hoa nghệ thuật. Với sự phát triển của xã hội hiện đại những chiếc ấm tử sa ngày càng được áp dụng công nghệ tiên tiến hơn để có thể đa dạng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người đam mê trà đạo.

 

Hiện tại có 2 phương pháp sản xuất ấm tử sa là chế tác theo phương pháp thủ công, bán thủ công. Cách chọn ấm tử sa theo phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào ý muốn của chính người thưởng trà.

Ấm trà tử sa được làm thủ công là tất cả mọi công đoạn để tạo nên chiếc ấm đều được làm bằng tay bởi nghệ nhân làm ấm. Giá thành của chiếc ấm này sẽ cao hơn 2 loại còn lại.

Phương pháp bán thủ công là một trong các bộ phận của ấm sẽ được hỗ trợ bằng khuôn như: vòi, quai, nắp, lọc, đáy, thân ấm… và sẽ được nghệ nhân dùng tay và các dụng cụ chuyên dụng để lắp dựng thành chiếc ấm. Thường thì những người mới chơi và những người không quá cầu kì hay những người mà kinh phí dùng để mua ấm hạn chế sẽ chọn loại này vì ấm đó không mang tính chất sưu tầm, mà chỉ dùng để pha trà thì ấm bán thủ công là lựa chọn hợp lý nhất.

Trong 2 phương pháp chế tác này loại ấm được làm thủ công vẫn được đánh giá về chất lượng và giá trị vượt trội hơn hẳn so với 2 loại còn lại. Sở hữu chiếc ấm tử sa thủ công là niềm tự hào và là sự khẳng định đẳng cấp của bất kì người yêu thích trà đạo. Tuy không thể so sánh với chiếc ấm làm thủ công nhưng loại ấm bán thủ công cũng mang đến những đặc điểm vượt trội và là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những người đam mê về trà.

Cách chọn ấm tử sa theo loại đất làm ấm

Nguyên liệu để làm nên chiếc ấm tử sa “trứ danh gần xa” chính là đất tử sa mà chỉ có loại đất ở vùng Nghi Hưng Trung Quốc mới tạo ra được những chiếc ấm tử sa nổi tiếng qua nhiều thế kỷ. Trong đó loại đất sét thường được dùng để làm những ấm trà trung cấp với kiểu dáng đa dạng và giá cả thì hợp với túi tiền của phần lớn khách hàng. Loại đất sét đá với nhiều đặc tính vượt trội hơn đất sét thường có thể tạo nên những chiếc ấm tử sa dòng cao cấp chịu được nhiệt độ cao, giữ được trọn vẹn hương vị của trà.

Các bạn còn có thể áp dụng cách chọn ấm trà tử sa từ màu sắc đất. Theo các chuyên gia thì đất tử sa đa dạng màu sắc tự nhiên và được đánh giá tốt nhất là màu đỏ (Hồng Nê), màu tím (Tử nê), màu xanh lá cây (Lục Nê), màu vàng ( Đoàn nê).

Mỗi loại đất đều có những cấu tạo khác nhau và hàm lượng vi khoáng khác nhau nê sẽ phù hợp với từng loại trà để tôn lên vị và hương cho loại trà đó.

Nhiệt độ nung ấm

Thêm một cách chọn ấm tử sa nữa dành cho người yêu thích trà đạo đó chính là dựa trên nhiệt độ nung ấm. Đất tử sa làm ấm khi được nung ở nhiệt độ khác nhau sẽ có những đặc tính riêng và phù hợp với những loại trà đặc trưng. Khi nung ở nhiệt độ thấp đất tử sa sẽ xốp phù hợp cho loại trà nhiều hương. Còn khi nung ở nhiệt độ cao thì ấm đanh hơn có khả năng giữ được mùi thơm nên dùng cho loại trà ít hương.

Chọn ấm theo cấu tạo ấm

Cấu tạo ấm cũng là 1 tiêu chí rất quan trọng như: Miệng ấm, độ dày thành ấm, cấu tạo lỗ lọc, quai ấm, vị trí đáy của lỗ thoát nước. Ví dụ: Cấu tạo thành ấm dày và mỏng sẽ ảnh hưởng đến việc thoát nhiệt nhanh hay chậm sẽ tác động đến việc khống chế nhiệt, hay vòi ấm to hay nhỏ để rót nước nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng đến việc khống chế nhiệt độ nước trong ấm để tính toán thời gian hãm trà để rót ra tống…

5/5 - (2 bình chọn)

Bài liên quan