Suốt 45 năm hành đạo, Đức Phật đã hành Thiền thế nào? Amuni xin chia sẻ với bạn đọc. Thiền với nhiều hình trạng khác nhau được Đức Thế Tôn giảng rộng, và suốt thời gian hành đạo này, ngài luôn hành thiền trong cả bốn oai nghi, trong khi sinh hoạt, khất thực, thọ trai, … và tất nhiên vẫn luôn toạ thiền.

Thiền học ra đời từ thưở xa xưa trước thời Đức Phật, đó là một pháp môn rất đáng chú ý đối với Ấn Độ xưa cũng như nay. Thiền học Phật giáo được đức Thế Tôn sáng kiến ra, dĩ nhiên cũng có chịu ảnh hưởng Thiền học Ấn nhưng pháp môn này của Ngài dựa trên kinh nghiệm tu tập và chứng đắc của riêng bản thân ngài nhằm xây dựng một pháp môn giải thoát giác ngộ.

Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Kinh nghiệm đầu tiên của Đức Phật là lúc còn làm thái tử, rời cung điện Ngài đến xuất gia học đạo với hai vi đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ là Alarakalama và Uddakaramaputta, cùng với hai vị này chẳng mấy lâu, Ngài đã chứng đắc cảnh giới thiền mà hai vị đã chứng. Chính họ đã xác nhận rằng: “Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú. Pháp mà hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính pháp ấy hiền giả biết; pháp mà hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này”.

Tuy vậy Ngài thấy cảnh giới thiền này không đưa đến rốt ráo, yếm ly, ly tham, thắng trí, giác ngộ, giải thoát, Niết bàn nên Ngài đã từ bỏ.

Hành thiền chứng được hỷ lạc do ly dục sinh là thoát được dục lạc, kinh nghiệm này của Đức Phật đã mở ra một đường hướng để giải quyết vấn đề dục lạc này.

Hành thiền chứng được hỷ lạc do ly dục sinh là thoát được dục lạc, kinh nghiệm này của Đức Phật đã mở ra một đường hướng để giải quyết vấn đề dục lạc này.

Một lần khác, khi ngài chưa chứng quả giải thoát, vẫn còn tham sân si, các lậu hoặc và ham muốn vẫn thỉnh thoảng dấy khởi, vướng mắc vấn đề này, ngài ưu tư và cuối cùng nghĩ ra rằng: “Chỉ một mình quán như thật các dục vui ít khổ nhiều chưa đủ mà phải hành thiền để chứng được hỷ lạc do ly dục sanh mới có thể nhiếp phục và đoạn trừ các dục”. Và đây là đoạn kinh mô tả điều này:

“Này Mahanama, thuở xưa khi ta còn là Bồ Tát, chưa chứng được Bồ đề, chưa thành Chánh đẳng giác, Ta với chánh kiến khéo thấy như thật : các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn. Dẫu Ta khéo thấy với như thật chánh kiến, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn và như vậy Ta biết rằng Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahanama, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh quán: các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn. Và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta biết rằng Ta không bị các dục chi phối”.

Quyết chí không rời chỗ ngồi trong suốt 49 ngày đêm thiền quán, cuối cùng ngài đã chứng được tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Quyết chí không rời chỗ ngồi trong suốt 49 ngày đêm thiền quán, cuối cùng ngài đã chứng được tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Như vậy, hành thiền chứng được hỷ lạc do ly dục sinh là thoát được dục lạc, kinh nghiệm này của Đức Phật đã mở ra một đường hướng để giải quyết vấn đề dục lạc này. Điều quan trọng mà chúng ta thấy ở đây là muốn hành thiền theo phương pháp của Đức Phật  thì phải “ly dục ly bất thiện pháp”, dục và bất thiện pháp là chướng ngại của thiền, là kẻ thù cần  loại bỏ của thiền.

Một kinh nghiệm khác nữa, khi Sa môn Gotama tu hành 6 năm khổ hạnh, ngài vẫn không thấy con đường này đưa ngài đến sự giác ngộ và giải thoát rốt ráo, Ngài quyết định đi đến Uruvela để thực tập thiền định. “Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực, được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Như vậy, lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là “xả niệm lạc trú” chứng và trú thiền thứ ba. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.

Với mục tiêu giải tỏa tham, sân, si, dẹp trừ lậu hoặc để có sự giải thoát, từ bỏ mọi sự ràng buộc của ham muốn, nên tất nhiên xa lìa dục vọng là điều kiện không thể thiếu trong việc tu thiền, chính vì điểm này mà thiền Phật Giáo mang một màu sắc riêng, không giống các trường phái khác.

Với mục tiêu giải tỏa tham, sân, si, dẹp trừ lậu hoặc để có sự giải thoát, từ bỏ mọi sự ràng buộc của ham muốn, nên tất nhiên xa lìa dục vọng là điều kiện không thể thiếu trong việc tu thiền, chính vì điểm này mà thiền Phật Giáo mang một màu sắc riêng, không giống các trường phái khác.

Quyết chí không rời chỗ ngồi trong suốt 49 ngày đêm thiền quán, cuối cùng ngài đã chứng được tam minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại kiếp sống này  nữa”. Ngài đã thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây là kinh nghiệm chứng tỏ việc hành thiền khai thông con đường tiến đến giác ngộ, và chính hành thiền là phương pháp duy nhất để chứng đắc thánh quả mà thôi.

Trên đây là đơn cử một vài kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, chỉ ngần ấy cũng đủ nói lên tầm quan trọng và vị trí của thiền như thế nào trong con đường tu tập tâm linh theo Phật giáo. Nói rõ hơn, thiền không phải là một pháp môn  trong nhiều pháp môn tu của Đạo Phật, mà thiền là mạng mạch là cốt lõi của Đạo Phật. Nhờ hành Thiền mà Thế Tôn đã chứng ngộ và khai sáng ra Đạo Phật. Suốt 45 năm hành đạo của ngài, Thiền với nhiều hình trạng khác nhau được Đức Thế Tôn giảng rộng, và suốt thời gian hành đạo này, ngài luôn hành thiền trong cả bốn oai nghi, trong khi sinh hoạt, khất thực, thọ trai, … và tất nhiên vẫn luôn toạ thiền.

Muốn được sự giải thoát giác ngộ, muốn được sự thanh thản tâm hồn, muốn chế ngự và đoạn trừ dục lạc thì không có gì tốt hơn khác ngoài phương pháp hành thiền.

Muốn được sự giải thoát giác ngộ, muốn được sự thanh thản tâm hồn, muốn chế ngự và đoạn trừ dục lạc thì không có gì tốt hơn khác ngoài phương pháp hành thiền.

Về quan điểm trong việc hành thiền, vì với mục tiêu giải tỏa tham, sân, si, dẹp trừ lậu hoặc để có sự giải thoát, từ bỏ mọi sự ràng buộc của ham muốn, nên tất nhiên xa lìa dục vọng là điều kiện không thể thiếu trong việc tu thiền, chính vì điểm này mà thiền Phật Giáo mang một màu sắc riêng, không giống các trường phái khác. Đức Thế Tôn nhấn mạnh: “Này Aggivessana, những tôn giả Sa môn hay Bà la môn nào sống không xả ly các dục vọng về thân, về nội tâm chưa khéo đoạn trừ, chưa khéo làm cho nhẹ bớt, những tôn giả sa môn hay bà la môn ấy  không có thể chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu Sa môn hay Bà la môn nào sống xả ly các dục vọng về thân, về nội tâm  khéo đoạn trừ, khéo làm cho nhẹ bớt, những tôn giả Sa Môn hay Bà la môn ấy có thể chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Bằng những kinh nghiệm đó, Đức Thế Tôn đã khẳng định rằng: Muốn được sự giải thoát giác ngộ, muốn được sự thanh thản tâm hồn, muốn chế ngự và đoạn trừ dục lạc thì không có gì tốt hơn khác ngoài phương pháp hành thiền.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài liên quan